Đánh đuổi quân Lương và Lâm Ấp Lý_Nam_Đế

Khởi nghĩa đuổi Tiêu Tư

Chống Tần (218-208 TCN)Chống Triệu (179 TCN)Chống Tây Hán (111 TCN)Chống Đông Hán (40-43)Chống Đông Ngô (248)Chống Lưu Tống (468)Chống Lương (542-550)Chống Đường lần 1 (687)Chống Đường lần 2 (722)Chống Đường lần 3 (791)Chống Nam Hán lần 1 (930-931)Chống Nam Hán lần 2 (938)Chống Tống lần 1 (981)Chống Tống lần 2 (1077)Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt * (Chống Nguyên-Mông lần 1 (1258)Chống Nguyên-Mông lần 2 (1285)Chống Nguyên-Mông lần 3 (1287-1288)) • Chống Minh lần 1 (1406-1407)Chống Minh lần 2 (1407-1413)Chống Minh lần 3 (1418-1427)Chống quân Xiêm (1785)Chống Thanh (1788-1789)Chống Pháp lần 1 (1858-1884)Chống Nhật (1940-1945)Chống Pháp lần 2 (1945-1954)Chống Mỹ (1954-1975)

Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Dương) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục phục tài đức của ông nên đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Tinh Thiều, một người giỏi từ chương, từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng chỉ được cho chức "gác cổng thành" nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bí. Ngoài ra trong lực lượng của Lý Bí còn có một võ tướng là Phạm Tu đã ngoài 60 tuổi. Thần phả còn ghi nhận thêm các tướng theo giúp Lý Bí là Trịnh Đô, Tam Cô, Lý Công Tuấn.[14]

Lý Bí liên kết với các châu lân cận cùng chống lại Tiêu Tư. Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Theo sách Lương thư của Trung Quốc, Tiêu Tư liệu thế không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng Châu[15]. Quân của Lý Bí đánh chiếm lấy thành Long Biên.

Tuy Tiêu Tư đã bỏ chạy nhưng Lý Bí chỉ mới kiểm soát được vùng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay, các châu phía nam vẫn còn trong tay nhà Lương. Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, Thứ sử La châu là Ninh Cự, Thứ sử An châu là Úy Trí, Thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán cùng hợp binh đánh Lý Bí. Nhưng Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao Châu.[16]

Đánh lui cuộc phản công của nhà Lương

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu. Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ AnHà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

Cuối năm 542, Lương Vũ Đế lại sai thứ sử Giao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng sang đàn áp. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sợ thế mạnh của Lý Bí nên không dám tiến quân, xin khất tới mùa thu năm sau. Thứ sử Quảng Châu là Hoán (theo Trần thư là Tiêu Ánh) không cho, Tiêu Tư cũng thúc giục, nên Quýnh và Hùng buộc phải tiến quân.

Được tin quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đi đến Hợp Phố, bị quân Lý Bí đánh bại, mười phần chết đến sáu, bảy phần, quân tan rã.

Chiến thắng này giúp Lý Bí kiểm soát toàn bộ Giao Châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam cộng thêm quận Hợp Phố (khu vực huyện Hợp Phố thành phố Bắc Hải tỉnh Quảng Tâybán đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay).[17]

Đánh đuổi Lâm Ấp

Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía nam, vua Lâm Ấp có ý nhòm ngó Giao Châu.

Biên giới giữa Giao ChâuLâm Ấp lúc đó là dãy Hoành Sơn. Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp Rudravarman I mang quân xâm chiếm quận Nhật Nam và tiến đến quận Cửu Đức. Lý Nam Đế sai Phạm Tu cầm quân vào nam đánh Lâm Ấp.

Sử sách không mô tả rõ diễn biến trận đánh này, chỉ ghi sơ lược: Phạm Tu tiến quân vào Nam đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức khiến vua Lâm Ấp phải bỏ chạy.[18]

Có ý kiến cho rằng người đi đánh Lâm Ấp là Lý Phục Man chứ không phải Phạm Tu và đây là hai vị tướng khác nhau; lại có ý kiến cho rằng chính Phạm Tu là Lý Phục Man, vì có công đánh Lâm Ấp mà được ban họ Lý, đổi tên Phục Man (chinh phục người Man).[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý_Nam_Đế http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www2.vjol.info/index.php/khxhvn/article/vie... http://www.vn.net/vanlangsj/tailieu/kdvstgcm.pdf http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/2... http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_l... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121007/tim-que... http://danviet.vn/net-viet/thuc-hu-moi-tinh-co-si-... http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien... https://vi.wikisource.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%A4%A7%E8%B6%8A%...